Team Dota 2đầu tiên trong lịch sử thành lập tổ chức IMT bao gồm: Kim "QO" Seon-yeob, Pyo "MP" No-a, Lee "Forev" Sang-don, Kim "Febby" Yong-min và Kim "DuBu" Doo-young. Tất cả các player trên đều đã giành quyền chơi tại TI7 vừa qua, khi QO và Febby là đồng đội trong màu áo Fnatic, Forev cùng DuBu là người của Digital Chaos, trong khi MP vừa chia tay Team Secret.
Sau chiến dịch thất bại tại Seattle, Washington, Mỹ hồi đầu tháng 8 vừa qua, Team Phoenix công bố tái hợphai tuần sau đó. Tuy nhiên, cho tới ngày 07/9 vừa qua, những player kỳ cựu người Hàn mới quyết định đặt tên cho team là Team Phoenix.
Trong đoạn thông cáo báo chí nói về quyết định chiêu mộ Team Phoenix, CEO Noah Whinston của IMT cho biết, tổ chức này đã chú ý tới Dota 2và coi đây là bộ môn eSports tiếp theo cần chinh phục.
“Tại Immortals, chúng tôi không hề giấu diếm mong muốn của mình, được đặt dưới những điều kiện hợp lý, bước vào Dota 2”, Whinston nói. “Chúng tôi mong muốn thử thách tiếp tục được gia tăng về cả chất lượng nội dung lẫn sự tham gia của các fan hâm mộ trong Dota và tiếp nối sứ mệnh của mình, giành lấy tất cả danh hiệu, hợp nhất fan với các player, và đem cộng đồng eSports tới gần nhau hơn…”
Team IMT LMHT đã giành suất tham dự CKTG 2017, giải đấu số một trong năm, với tư cách là đội Á quân khu vực Bắc Mỹ
Đây cũng đánh dấu lần đầu tiên IMT quyết định đầu tư vào một team Dota 2 kể từ khi tổ chức eSports được thành lập vào năm 2015. IMT nổi tiếng trong bộ môn Liên Minh Huyền Thoại, Counter-Strike: Global Offensivevà Overwatchkhi các team mà họ sở hữu đều luôn giành được kết quả tốt ở những giải đấu hàng đầu.
Cách đây vài ngày, tin đồn liên quan tới việc Team Phoenix ký hợp đồng với IMT đã xuất hiện đầy rẫy trong cộng đồng Dota 2– chủ yếu do một số thành viên đã theo dõi trang Twitter cá nhân của CEO Noah.
Tuần trước, vị CEO của IMT cũng đã công khai ý định đem về một team Dota 2 cho IMT.
2016(Theo Dot Esports)
" alt=""/>Dota 2: Immortals mua lại Team Phoenix, gia nhập cuộc đua giành AegisTuy nhiên, siêu phẩm iPhone X lại tụt hậu hơn những chiếc smartphone Android khác ở một khía cạnh quan trọng. Đó là tốc độ kết nối mạng di động LTE, khi mà những chiếc smartphone Android cao cấp hiện nay đều được tích hợp các công nghệ mới.
Quan trọng nhất, đó chính là những con chip modem Gigabit LTE, cho tốc độ tải dữ liệu lên đến 1Gb/s trên các băng tần 4G LTE hiện tại. Do đó mà chưa cần đến công nghệ 5G, những chiếc smartphone Android cũng đạt được tốc độ kết nối mạng cao đáng kể.
Tuy nhiên hiện nay chỉ có Qualcomm hoàn thiện được các con chip modem Gigabit LTE. Trong khi Intel vẫn đang phải vất vả để đuổi kịp đối thủ. Apple lại đang gặp một chút rắc rối khi hợp tác với cả Qualcomm và Intel để cung ứng chip modem cho iPhone.
Chính vì vậy mà Apple không thể sử dụng các con chip Gigabite LTE trên chiếc iPhone X mới ra mắt. Thay vào đó, bộ đôi iPhone 8/8 Plus và iPhone X chỉ được trang bị con chip LTE Advanced.
Đó là chưa kể đến việc những chiếc smartphone Android cao cấp còn được trang bị các công nghệ tiên tiến như 4 × 4 MIMO, 256 QAM và hỗ trợ mạng LTE-U. Mạng LTE-U là các dải mạng mới mà Verizon, Sprint và T-Mobile thử nghiệm để ứng dụng công nghệ mới giúp tăng tốc độ kết nối và tránh tắc nghẽn.
Tất cả những công nghệ này đều đã được tích hợp trong Galaxy S8, Galaxy Note 8, Moto Z2 Force, HTC U11, LG V30 và Sony Xperia XZ1. Nhưng iPhone X thì không.
Theo GenK
" alt=""/>iPhone X chắc chắn sẽ tụt hậu hơn những chiếc smartphone Android khác ở khía cạnh quan trọng nàyTheo chương trình của sự kiện, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh, Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ tham dự và đồng chủ trì phiên toàn thể của Hội thảo.
Ngoài ra, sự kiện có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương (Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND Thành phố Hồ Chí Minh…), cùng sự tham dự của gần 1000 đại biểu, gồm đại diện các tổ chức quốc tế, hơn 30 chuyên gia hàng đầu khu vực và thế giới, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế cùng trên 40 cơ quan thông tấn báo chí tham dự và đưa tin.
![]() |
Hội thảo và Triển lãm quốc tế về Smart IoT Việt Nam 2018 với chủ đề “Hiện thực hóa tiềm năng và khai phá thị trường Internet vạn vật (IoT) của Việt Nam” |
Smart IoT Việt Nam 2018 gồm 3 phiên hội thảo chuyên đề và 1 phiên báo cáo toàn thể. Hội thảo chuyên đề 1 tập trung vào thảo luận chủ đề “Đảm bảo an toàn và an ninh mạng trong kỷ nguyên IoT”, Hội thảo Chuyên đề 2 với chủ đề “Ứng dụng IoT trong đô thị thông minh”, và chuyên đề 3 với chủ đề “IoT và cuộc cách mạng trong ngành sản xuất”.
Mở đầu hội thảo chuyên đề 1 sẽ là tham luận chính về “Tình hình bảo mật IoT ở Việt nam: Nguy cơ và giải pháp”, tiếp theo là các tham luận chính để cụ thể hóa nội dung về các giải pháp hữu ích như: “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (Machine learning) trong phòng ngừa rủi ro an ninh mạng”; “Xu hướng mới của bảo mật đám mây”; “Giải pháp bảo mật thiết bị IoT”...
Chủ đề “Khai phá tiềm năng của IoT cho xây dựng thành phố thông minh" sẽ mở đầu Hội thảo chuyên đề 2. Nhiều tham luận chính về các nội dung cốt lõi như “Kiểm soát sự đa dạng và cách thức ứng dụng IoT cho đô thị thông minh”, “Vai trò của hệ sinh thái IoT đối với thành phố thông minh” sẽ được trình bày tại hội thảo. Bên cạnh đó, còn có những nội dung quan trọng khác như: “Kế hoạch tổng thể xây dựng thành phố thông minh bền vững: chia sẻ kinh nghiệm từ Anh và Hàn Quốc”; “Kiểm soát giao thông với các giải pháp IoT và dữ liệu lớn”; “Quản lí nước hiệu quả trên cơ sở ứng dụng IoT”...
Nội dung Hội thảo chuyên đề 3 tập trung vào việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại: ”Phát triển sản xuất với nền tảng IoT trên đám mây”; “Phát huy sức mạnh của IoT trong đổi mới ngành sản xuất ô tô”; “Xây dựng hệ thống nông nghiệp thông minh trên nền tảng IoT”; “Chuyển đổi sang mô hình sản xuất thông minh với giải pháp IoT tân tiến”; “Nhà máy tương lai”...
Cũng trong khuôn khổ sự kiện Hội thảo và Triển lãm quốc tế về Smart IoT 2018, Triển lãm quốc tế về Smart IoT với quy mô hơn 40 gian hàng quy tụ sự tham gia của các tập đoàn hàng đầu trên thế giới, trong và ngoài nước như ABB Việt Nam, Dell EMC, VNPT, Darktrace, LG Electronics, Viettel, MobiFone, ZTE, Điện Quang, BKAV, Nextfarm, BTS, Ericsson,...
Các giải pháp công nghệ cao, giải pháp máy chủ, giải pháp lưu trữ cũng như các công nghệ bảo mật dữ liệu hàng đầu trong ngành công nghệ thông tin, giải pháp về Internet vạn vật ứng dụng cộng nghệ điện toán đám mây, công nghệ điện toán biên, giải pháp an ninh mạng hàng đầu thế giới,... sẽ được các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới giới thiệu tại triển lãm.
Đây cũng là cơ hội mang đến cho các khách hàng tiếp cận với các sản phẩm, giải pháp về công nghiệp thông minh trong các nhóm ngành Sản xuất, Viễn thông, Đô thị thông minh & Toà nhà thông minh, Năng lượng và Tiện ích, Giao thông & Vận tải, Nông nghiệp, Ngân hàng – Tài chính.
Hải Nguyên
" alt=""/>Hội thảo và Triển lãm quốc tế về Smart IoT Việt Nam quy tụ nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu